Điện thường gặp vấn đề gì? – Công Ty Cổ Phần Bảo Trì 24H

Trong cuộc sống hàng ngày, Bạn thường hay gặp các sự cố hư hỏng về điện. Vậy đâu là nguyên nhân và cách nào để khắc phục sửa chữa?

Những nguyên nhân thường gặp dẫn đến hư hỏng điện

  • Hệ thống dây điện trong nhà bị lỗi
  • Quá nhiều đèn hoặc thiết bị trên một mạch điện
  • Ổ cắm hoặc công tắc tường bị lỗi
  • Dây hoặc phích cắm bị lỗi
  • Lỗi mạch bên trong thiết bị

Đoản mạch (hay ngắn mạch) thường xảy ra khi dây nóng (dây dương + ) chạm vào dây trung tính hoặc nối đất. Dòng điện phụ chạy qua mạch là ngắt CB hoặc đứt/nổ cầu chì.
Đôi khi rất khó để phân biệt giữa quá tải và đoản mạch. Cách kiểm tra mạch điện đơn giản nhất như sau:

  • Nếu hàng xóm của bạn vẫn có điện hoặc một số thiết bị điện trong nhà vẫn hoạt động thì sự cố thường do mạch điện quá tải, đoản mạch hoặc dây lỏng.
  • Sự cố quá tải điện thường xảy ra khi người trong nhà sử dụng cùng lúc nhiều thiết bị tiêu hao nhiều điện trên một đường điện (ví dụ: dùng cùng ổ điện) như: máy sấy tóc, bếp điện, máy điều hòa không khí.

Chú ý quan trọng: Không bao giờ thao tác trên mạch điện, thiết bị cố định, ổ cắm, dây điện hoặc công tắc mà không sử dụng bảo hộ an toàn điện!

Cần sử dụng máy kiểm tra, bút thử điện để đảm bảo rằng một mạch điện có còn điện hoạt động không sau khi bạn đã tắt nguồn/cầu dao/CB. Đôi khi, một hộp điện có nhiều mạch khác nhau được nối dây vào.

Hướng dẫn kiểm tra an toàn mạch điện

Để đảm bảo đo điện chính xác, hiệu quả và đảm bảo an toàn điện, Baotri24h khuyến cáo mọi người không nên tự ý thử điện trong các trường hợp xảy ra sự cố về điện. Hãy liên hệ trực tiếp thợ điện, dịch vụ bảo trì sửa chữa điện tại số điện thoại 0911 24 77 99 … để được tư vấn và hỗ trợ xử lý sửa chữa.

Bất cứ khi nào bạn thao tác trên một mạch điện, điều quan trọng đầu tiên là phải đảm bảo rằng mạch đã được tắt — không chỉ ở công tắc, mà còn ở bảng điều khiển chính hoặc bảng phụ điều khiển mạch. Sau đó, trước khi thao tác trên mạch, bạn phải kiểm tra lại mạch hoặc thiết bị để đảm bảo rằng nó thực sự đã tắt.

Để kiểm tra một cách an toàn mạch điện, hãy sử dụng bút thử điện. (như hình) Điều này để đảm bảo rằng không có dòng điện nào còn chạy qua.

Sử dụng bút thử điện để kiểm tra điện

Cách dùng: Ta đặt đầu bút vào mạch cần đo. Nếu đèn trên bút thử điện sáng thì đó là dây nóng (dây dương, có điện) nếu đèn không sáng thì đó là dây nguội (dây âm) hoặc dây trung tính.
Trường hợp bút thử điện sáng khi đó là dây nguội, trung tính thì mạch điện đang có vấn đề.

Một số điều cần lưu ý:

  • Tuyệt đối không sử dụng bút để kiểm tra dòng điện áp 1 chiều DC, vì nó có thể gây ra tình trạng bị điện giật trong tình trạng bóng đèn phía trong hay phần điện trở bị chạm vào.
  • Đặt bút phải vuông góc giữa bút và vị trí đo, tránh tình trạng kết quả kiểm tra không đúng.
  • Trên thị trường có rất nhiều loại bút thử điện khác nhau như bút âm tường, bút cảm ứng, bút điện tử,… Tùy theo mục đích sử dụng để lựa chọn loại bút phù hợp nhất.

Sử dụng máy đo dòng điện, đồng hồ đo điện

Máy đo dòng điện thường đa dạng và nhiều tính năng hơn bút thử điện, do đó bạn nên đọc hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Khi đo điện áp xoay chiều ta chuyển thang đo về các thang AC, để thang AC cao hơn điện áp cần đo một nấc. Ví dụ nếu đo điện áp AC 220V ta để thang AC 250V, nếu ta để thang thấp hơn điện áp cần đo thì đồng hồ báo kịch kim, nếu để thanh quá cao thì kim báo thiếu chính xác.

Khi đo điện áp một chiều DC, ta nhớ chuyển thang đo về thang DC, khi đo ta đặt que đỏ vào cực dương (+) nguồn, que đen vào cực âm (-) nguồn, để thang đo cao hơn điện áp cần đo một nấc. Ví dụ nếu đo áp DC 110V ta để thang DC 250V, trường hợp để thang đo thấp hơn điện áp cần đo => kim báo kịch kim, trường hợp để thang quá cao => kim báo thiếu chính xác.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Đỉnh Review
Logo