Phân biệt ELCB và CB của bình nóng lạnh
Thị trường bình nóng lạnh ngày nay tại Việt Nam rất đa dạng về chủng loại sản phẩm, và hầu như các sản phẩm đều được trang bị các bộ phận chống giật, chống nhiễu nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Thị trường bình nóng lạnh ngày nay tại Việt Nam rất đa dạng về chủng loại sản phẩm, và hầu như các sản phẩm đều được trang bị các bộ phận chống giật, chống nhiễu nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng.Tuy nhiên có nhiều người hay nhầm lẫn giữa ELCB và CB mà 2 loại này lại có chức năng khác nhau. Mọi người cùng nhau tham khảo bài viết cách phân biệt ELCB và CB của bình nóng lạnh dưới đây nhé.
Phân biệt ELCB và CB của bình nóng lạnh
Sự khác nhau giữa ELCB và CB của bình nóng lạnh
Thường với bình nóng lạnh trực tiếp được trang bị thêm một cầu dao chống rò điện (ELCB) bên trong bình nhằm hạn chế sự cố chạm mát bên trong bình. Nếu người sử dụng chưa thấy yên tâm với ELCB trong bình nóng lạnh thì có thể lắp đặt thêm một ELCB rời bên cạnh bình nước nóng.
Tuy nhiên mọi người hay lầm tưởng ELCB với thiết bị CB (cầu dao tự động chống ngắt mạch),CB chỉ có tác dụng ngắt điện khi có sự cố chạm mạch. Còn ECLB là thiết bị điện hỗ trợ thêm,dùng để phát hiện ra dòng điện bị rò rỉ khi chạy trong một mạch điện, khi thấy có sự cố sẽ tự động ngắt điện.
CB có mức từ 80 – 150.000 đ/cái, còn ELCB thì có giá từ 250 – 550.000 đ/cái. Điểm khác nhau của hai thiết bị trên là trên thiết bị thường có chữ viết tắt ELCB, hoặc có thêm nút kiểm tra rò điện. Khi bình nóng lạnh hoạt động, ELCB sẽ so sánh giữa dòng điện đi và về để phát hiện sự chênh lệch dòng điện là bao nhiêu ở phía tải. Nếu sự chênh lệch này lớn hơn mức quy định (từ 15 – 30mA) thì chúng sẽ tự ngắt điện. Trong khi đó CB chỉ có tác dụng sẽ tự động nhảy để ngắt điện khi có hiện tượng chạm mạch điện.
Như vậy, nếu bình nóng lạnh trực tiếp đã có trang bị ELCB độ nhạy rò điện 15mA thì đã an toàn, nhưng nếu muốn an toàn tuyệt đối hơn thì lắp thêm một thiết bị ELCB kế bên bình nóng lạnh trực tiếp. Thường với các loại bình nóng lạnh trực tiếp có công suất từ 2.500 – 6.500W thì nên lắp thêm một ELCB chỉ định từ 15 – 30A. Còn việc lắp thêm CB cho bình nóng lạnh trực tiếp chẳng có nhiều ích lợi vì CB không nhận biết rò điện.
Aptomat của bình nóng lạnh
Vậy thì ELCB có công dụng gì?
ELCB không chỉ có tác dụng đối với sự an toàn của con người mà ELCB còn có tác dụng đề phòng hoả hoạn xảy ra đối với mạng lưới điện. Bạn có thể sống trong một ngôi nhà được đổ bê tông và nghĩ rằng chúng không bao giờ bị cháy – nhưng trên thực tế các vụ cháy đều là do chập điện rò điện hoặc nó là tác nhân làm co đám cháy bùng lên mạnh hơn.
Khi chập điện thì tại vị trí chập nhau sẽ sinh ra nhiệt đủ để phát cháy đối với chính dây dẫn với vỏ cách nhiệt bằng nhựa, nhiệt đó sẽ bén lửa đối với các vật xung quanh. Dòng điện có thể tăng cao đến mức làm các aptomat (hoặc cầu chì bảo vệ) ngắt điện. Sự tự động ngắt điện này sẽ làm cho dòng điện dân dụng sẽ không còn là tác nhân tiếp tục làm đám cháy mạnh thêm nữa.
Trong các trường hợp sự cố đối với các thiết bị điện gây phát nhiên, chúng làm cháy dây dẫn được bọc cách điện, do đó sẽ xuất hiện dòng điện rò ra vỏ thiết bị, và có thể chúng được truyền xuống đất. Không chỉ thế, trong các trường hợp khác thì dòng điện có nhiều khả năng rò xuống đất và làm mất cân bằng giữa dòng điện đi và về trong một mạng điện gia đình. Vậy là ELCB có mặt để ngắt điện.
Và ELCB có thể còn có nhiều công dụng khác nữa, nhưng ở bài viết này thì vẫn chú trọng về mặt bảo vệ sự an toàn của con người hơn.