Ngành Dược liệu Việt Nam “điêu đứng” trước thông tin giả “trồng sâm Ngọc Linh trên miệng”
Trước luồng thông tin giả “trồng sâm Ngọc Linh trên miệng”, ngành Dược liệu Việt Nam đứng trước nguy cơ “chưa ra khơi đã bị sóng đánh chìm”.
Ước tính với chi phí bỏ ra 3 tỷ/ha, sau 5 năm có thể thu về 30 tỷ đồng_đây là những con số biết nói khi đề cập đến những dự án đầu tư vào “quốc bảo” Việt Nam: sâm Ngọc Linh.
Là “linh vật” của khối núi Ngọc Linh (Việt Nam), sâm Ngọc Linh bắt đầu được phát hiện vào năm 1973, đến nay đã bắt đầu mang về những “trái ngọt” đầu tiên cho người dân miền Trung- Tây Nguyên. Sâm Ngọc Linh ngày càng được người tiêu dùng yêu thích và thừa nhận về những dược tính quý giá mà nó mang đến cho sức khỏe người người sử dụng.
Theo đó, nghề trồng sâm Ngọc Linh cũng bắt đầu có những khởi sắc đáng vui mừng. Cụ thể là ngày càng có nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước “nhảy vào” lĩnh vực kinh doanh hái ra tiền này. Cùng với đó, bài toán việc làm cho hàng nghìn lao động phổ thông địa phương cũng được giải quyết.
Có thể nói, các dự án đầu tư sâm Ngọc Linh đã đóng góp một phần không nhỏ vào công cuộc an sinh xã hội, giảm tỷ lệ đói nghèo ở những vùng sâu vùng xa.
Mặc dù vậy, trong làn sóng “nhà nhà trồng sâm Ngọc Linh”, “người người bán sâm Ngọc Linh” có không ít các dự án có nguy cơ bị “vạ lây” bởi thông tin giả về “trồng sâm Ngọc Linh trên miệng”. Luồng thông tin giả này đã gây hoang mang đến một số nhà đầu tư (NĐT), đặc biệt là NĐT nước ngoài.
Không có chuyện “trồng sâm Ngọc Linh trên miệng”?
“Hút NĐT rót tiền nhằm trục lợi” _đây dường như là câu trả lời “có vẻ hợp lý nhất” trong trường hợp này. Theo đó, nhiều “thánh phán” giải thích rằng, các doanh nghiệp – chủ đầu tư của những dự án “trồng sâm Ngọc Linh trên miệng” – vẽ ra các dự án với quy mô, kế hoạch và những cam kết “đẹp như mơ” nhằm thu hút các NĐT về một viễn cảnh đầy hứa hẹn trong tương lai. Nhưng kỳ thực, trên thực tế, không hề có văn bản hay giấy tờ gì thể hiện sự tồn tại của các dự án siêu lợi nhuận này. Vậy nên mới nói “trồng trên miệng” là do vậy.
Tại Quảng Nam và Kontum, nơi diễn ra các hoạt động trồng sâm Ngọc Linh với rất nhiều dự án đầu tư vườn sâm Ngọc Linh quy mô lớn từ những Tập đoàn có tiếng tăm trong ngành Dược liệu. Vậy nhưng, khi được hỏi đến, thì…hầu như không một người dân nào biết đến sự tồn tại của các chủ đầu tư này.
Dự án quy mô lớn, giá trị cao, được truyền thông rầm rộ nhưng bản thân người trong địa bàn lại không hề biết. Chính điều này đã tạo ra rất nhiều thông tin nhiễu liên quan đến đầu tư sâm Ngọc Linh. Và ít nhiều ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện của các dự án này. Khiến “con thuyền chưa ra khơi nhưng có nguy cơ bị sóng nhấn chìm”.

“Những dự án đầu tư sâm Ngọc Linh của MHG trước giờ đều thông qua hình thức “liên kết hợp tác”. Riêng năm 2021, chúng tôi đã tiến hành mua lại HTX Tuyết Sơn (Kon Plông) chuyên trồng sâm Ngọc Linh theo Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã số 6101209619 ngày 6 tháng 8 năm 2021. Hiện tại, Công ty Cổ phần Tập đoàn Mỹ Hạnh đã sở hữu 100% vốn tại HTX này và đã thay thế toàn bộ hội đồng quản trị của HTX bằng người của MHG. Tại Kontum, chúng tôi vẫn sử dụng tên HTX Tuyết Sơn để tham gia trồng sâm Ngọc Linh.”_Đại diện Công ty Cổ phần Tập đoàn Mỹ Hạnh (MHG) trả lời.
Quả thực, mô hình liên kết hợp tác trong kinh doanh là một trong những mô hình phổ biến và được áp dụng rộng rãi hiện nay bởi tính hiệu quả về nguồn vốn mà nó mang lại cho doanh nghiệp. Đồng thời, việc áp dụng mô hình kinh doanh này cũng giúp NĐT có thể tận dụng thế mạnh của các đối tác bản địa trong quy trình sản xuất, cũng như tối ưu nguồn lao động địa phương sẵn có.
Tuy nhiên, nguyên nhân dẫn đến vụ việc “hiểu lầm” về các dự án đầu tư của MHG thành “trồng sâm Ngọc Linh trên miệng” chính là ở sự thiếu đồng bộ thông tin trong truyền thông của các doanh nghiệp. Điều này gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính, thậm chí còn bị ảnh hưởng không tốt đến danh tiếng.“Các Nhà Đầu Tư của chúng tôi là những tổ chức lớn, đã có tiếng trong ngành nghề, họ không chỉ hoạt động trong nước mà còn là các tập đoàn đa quốc gia. Việc để những thông tin thất thiệt lan truyền không những ảnh hưởng đến bản thân chúng tôi mà rộng ra là bộ mặt của đất nước.”_Đại diện MHG thẳng thắn.

Công ty Cổ phần Tập đoàn Mỹ Hạnh (MHG), là một đơn vị có vườn trồng sâm trên núi Ngọc Linh đã được nhà nước cấp phép đủ điều kiện về phù hợp như khí hậu nơi trồng, thổ nhưỡng,… để đảm bảo sâm đạt củ to, và đạt hàm lượng dược tính cao, và tốt cho sức khỏe người sử dụng.
Để có cái nhìn toàn diện hơn về sâm Ngọc Linh và có những kết luận chính xác nhất, quý vị có thể tham khảo hệ sinh thái các sản phẩm Sâm Ngọc Linh MHG cũng như thông tin chi tiết các dự án đầu tư sâm Ngọc Linh MHG tại website: https://samngoclinhmhg.com/